DetailController

Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ triển khai công tác chống buôn lậu thuốc lá điếu đến người dân

Theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội, thuốc lá lậu gây thiệt hại lớn, thất thu ngân sách từ 5.000-6.000 tỷ đồng/năm; Không những thế, thuốc lá lậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút do những thành phần độc hại, không được kiểm soát nguồn gốc.

        Việc hút thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh hít phải khói thuốc do người hút thuốc phả ra, họ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Hút thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả còn kéo theo những hệ lụy như là làm tăng gánh nặng về kinh tế đối với các quốc gia, làm tổn hao kinh tế của gia đình, khói thuốc lá còn hủy hoại đến môi trường sống và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu không chỉ gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước mà còn đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Công tác chống buôn lậu thuốc lá điếu nhập lậu được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 thành phố quan tâm chỉ đạo. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của cơ quan cấp trên, Cục QLTT TP Cần Thơ phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố triển khai quyết liệt, nhiều giải pháp đồng bộ, từng bước đẩy lùi được tình hình buôn lậu trên địa bàn trong thời gian qua. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận, vẫn còn một số đối tượng cố ý vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.

Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Ngày 27 tháng 9 năm 2024 Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Qua đó Cục Quản lý thị trường thành phố tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Nghị định 67/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 được sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.   

Hình ảnh Đội Quản lý thị trường số 5 kiểm tra, tuyên truyền về mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu


Hình ảnh Đội Quản lý thị trường số 2 kiểm tra, tuyên truyền về mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu

Theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 được sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

          - Trường hợp buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao) phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

          - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

          - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

          - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao phạt tiền từ 10.000.000

          - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

          - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

          - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

          - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

          * Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

          * Đồng thời thèm theo hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) bao gồm:

          - Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;

          - Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;

          - Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này

          - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.

          * Biện pháp khắc phục hậu quả:

          - Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

          - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

* Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

          Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi theo khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) bị xử phạt như sau:

          1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

          a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

          b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

          c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

          d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

          đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

          e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

          2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

          a) Có tổ chức;

          b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

          c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

          d) Có tính chất chuyên nghiệp;

          đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

          e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

          g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

          h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

          i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

          k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

          l) Tái phạm nguy hiểm.

          3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

          a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

          b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

          c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

          d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

          đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.”;

          4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

          5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

          a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

          b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

          c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;”.

          d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

          đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

          Theo đó, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu tùy thuộc số lượng mà có mức hình phạt khác nhau nhưng nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

          Buôn lậu thuốc lá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội tàng trữ vận chuyển hàng cấm.

Hình ảnh Đội QLTT số 1 khám phương tiện cất giấu số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

          Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực thuốc lá điếu nhập lậu, đề nghị các tổ chức, cá nhân không sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu./.                                                      

Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp
Cục QLTT Cần Thơ

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc